Chú thích Thánh Thiên

  1. Dẫn theo Cao Tự Thanh, tr. 35.
  2. Theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, tr. 84.
  3. Cậu Thánh Thiên là người làng Ngọc Lâm, nguyên là Huyện lệnh Đông Triều, nay thuộc Quảng Ninh (theo Cao Tự Thanh, tr. 35). Theo tác giả Nguyễn Hữu Phương (trong Ban Quản lý Di tích Bắc Giang), thì người cậu này tên Nguyễn Huyến
  4. Ngày nay tại Ngọc Lâm có các xóm gọi là xóm Lò, xóm Xưởng, xóm Đồng, xóm Phố, xóm Giếng, xóm Miễu... Tương truyền, tên các xóm có thời Thánh Thiên, và đều mang dấu tích của các lò xưởng, chợ, giếng nước, miếu thờ...do bà sai lập (theo Cao Tự Thanh, tr. 36).
  5. Theo Cao Tự Thanh, tr. 36.
  6. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (kỷ Trưng Nữ Vương) cho rằng Lãng Bạc là Hồ Tây (Hà Nội). Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu ngày nay, thì Lãng Bạc ở miền đồi núi Tiên Du (Bắc Ninh). Nguồn: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1, tr. 87) và Lịch sử Việt Nam (tập 1, tr. 279).
  7. Cấm Khê có thể là một địa điểm nằm trong vùng chân núi Ba Vì chạy dọc theo sông Đáy và kéo dài đến địa phận Cửu Chân (Thanh Hóa). Theo Lịch sử Việt Nam (tập 1), tr. 279.
  8. Nguồn: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1, tr. 88). Tục truyền, Hai Bà Trưng đã nhảy xuống sông Hát (là tên của một khúc sông Đáy, thuộc Hát Môn, Hà Tây; nay thuộc Hà Nội) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Có sách nói tử trận. Còn theo Hậu Hán thư, một cuốn sử của Trung Quốc, thì hai bà đã bị Mã Viện bắt được và xử tử.
  9. Theo Nguyễn Hữu Phương (nguồn đã dẫn), thì Thánh Thiên mất ngày 30 tháng 8 âm lịch năm 43. Phần tiểu sử của Thánh Thiên chủ yếu căn cứ theo Cao Tự Thanh và Nguyễn Khắc Thuần. Tuy nhiên, trong bài "Đền Ngọc Lâm với người con gái bến Ngọc" của tác giả Việt Văn, thì có một số chi tiết chép hơi khác. Đại ý như sau: Thánh Thiên là con một gia đình dòng dõi Lạc tướng thời An Dương Vương. Vì bất hợp tác với nhà Đông Hán nên đã trốn đi ở chùa. Lúc nhỏ, Thánh Thiên đã nổi tiếng thông minh, tài khéo. Lớn lên, căm ghét ách đô hộ của quan quân nhà Đông Hán, bà nuôi chí đánh đuổi họ. Một lần, đến thăm người cậu ở Kỳ Hợp (Lạng Giang), bà đã dừng chân ở Ngọc Lâm, được nhân dân đón tiếp và hết lòng ủng hộ. Sau khi bàn với cậu, bà lập đồn trại ở Kỳ Hợp và Ngọc Lâm, và đã gây cho đối phương nhiều thiệt hại. Một lần căn cứ Kỳ Hợp bị bao vây, căn cứ Ngọc Lâm bị phong tỏa. Lúc ấy nghĩa quân của Hai Bà Trưng dựng lên, hào kiệt khắp nơi kéo đến và Thánh Thiên cũng theo ngọn cờ tụ nghĩa ấy. Về sau, do thất thế, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn trinh tiết. Còn Thánh Thiên công chúa đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng rồi tuẫn tiết ở Bến Ngọc, chứ quyết không chịu sa vào tay đối phương.
  10. Đền Ngọc Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 138/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1992 công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Lưu trữ 2019-01-07 tại Wayback Machine
  11. Theo Việt Văn, nguồn đã dẫn.
  12. Theo Nguyễn Hữu Phương (nguồn đã dẫn), thì đền Ngọc Lâm mở lễ hội 3 lần trong năm: mùng 7 tháng Giêng là ngày Thánh Thiên đến Ngọc Lâm, 12 tháng 2 âm lịch là ngày Thánh Thiên sinh, 30 tháng 8 âm lịch là ngày Thánh Thiên mất. Các lệ đền đều long trọng, nhưng lệ ngày 12 tháng 2 âm lịch là lớn hơn cả.